Hỗ trợ trực tuyến
logan hỗ trợ trực tuyến

Hotline 1: 090 226 4689
Hotline 2: 096 849 7769

Tư vấn 24/24

Call: (024) 35 14 64 71

CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN

1./ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHÁT TRIỂN SƠN PHƯƠNG
ĐT: 024.32003618 - 090.499.6086/ 098.433.8968


2./ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG MIỀN BẮC
ĐT: 024.33119353 - 091.236.5462

 

Bản đồ

Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục định hướng chuyển dần phương thức chăn nuôi của Việt Nam từ nông hộ sang trang trại.

 

Ngành chăn nuôi liệu có thể lột xác khi thực hiện Đề án tái cơ cấu?

 

Nhằm triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong bối cảnh ngành chăn nuôi được dự báo sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi đang được Bộ NN-PTNT giao Cục Chăn nuôi rốt ráo hoàn thiện, sớm phê duyệt trong thời gian tới.

Về quan điểm chung, Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, từ nay đến năm 2020, ngành chăn nuôi nước ta sẽ chú trọng vào việc phát triển những sản phẩm có tiềm năng và lợi thế nhằm tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng cường XK, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Việc tổ chức lại SX theo chuỗi giá trị thông qua liên kết SX, đảm bảo mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho người CN được xem là một giải pháp quan trọng trong quá trình triển khai đề án.

 

Tinh thần của đề án tiếp tục định hướng chuyển dần phương thức chăn nuôi của Việt Nam từ nông hộ sang trang trại. Cụ thể đến năm 2020, đặt mục tiêu đưa chăn nuôi trang trại lên áp đảo (số đầu lợn trang trại tăng từ 30% hiện nay lên 52% năm 2020; gà trang trại từ 30% lên 60%; vịt từ 20% lên 60%...).

 

Nội dung Đề án đặt ra rất nhiều mục tiêu cụ thể đối với 6 nhóm đối tượng vật nuôi chính, trong đó chăn nuôi lợn, thủy cầm và bò sữa được gánh trên vai nhiệm vụ phải tăng tốc đột phá từ nay đến năm 2020.

 

Cụ thể về chăn nuôi lợn, đề án đặt mục tiêu nâng sản lượng thịt lợn xuất chuồng từ 3,2 triệu tấn hiện nay lên từ 4,7 đến 5 triệu tấn – chiếm 60% tỉ trọng sản lượng thịt cả nước vào năm 2020. Trong đó, thịt lợn được kỳ vọng sẽ là sản phẩm chăn nuôi ít ỏi của Việt Nam có thể XK trong giai đoạn tới, với mục tiêu XK 1 triệu tấn thịt hơi, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc. Vùng chăn nuôi lợn trọng điểm chuyển dần từ vùng đồng bằng ven biển dịch lên phía tây, gồm các vùng Trung du MNPB và Tây Nguyên, kết hợp với hai vùng truyền thống là Đông Nam bộ và ĐBSH. Tăng cường tỉ lệ thụ tinh nhân tạo đạt 60% vào năm 2020 được xem là một trong những giải pháp quan trọng chính trong mục tiêu phát triển đàn lợn.

 

Đối với chăn nuôi gia cầm, đề án đặt mục tiêu nâng tổng đàn vịt từ khoảng 70 – 80 triệu con hiện nay lên 100 triệu con vào năm 2020. Trong đó, vịt đẻ trứng từ 29 triệu con lên 50 triệu con, với sản lượng trứng đạt 8 tỉ quả/năm, trong số này cố gắng dành 3 triệu quả trứng cùng 100 nghìn tấn thịt vịt (chiếm 40%) để dành cho XK. Về chăn nuôi gà, gà lông trắng được chủ trương duy trì ổn định cơ cấu, trong khi gà lông màu, gà thả vườn sẽ tăng tỉ trọng từ 50% hiện nay lên 60% vào năm 2020. Các vùng nuôi vịt trọng điểm ngoài ĐBSCL, ĐBSH, còn được xác định vùng Đông Nam bộ và cả vùng Trung du MNPB. Vùng ĐBSH và Trung du MNPB cũng được xác định là hai vùng nuôi gà trọng điểm.

 

Về chăn nuôi bò, đề án chỉ đặt mục tiêu khiêm tốn khi đến năm 2020, sản lượng thịt bò cố gắng chiếm 10% tổng sản lượng thịt. Ba giống bò bản địa gồm bò vàng, bò đầu rìu và bò H’mông sẽ được lưu giữ chọn lọc phục vụ cho chủ trương cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hóa, chuyên thịt và nâng cao tỉ lệ máu ngoại của đàn nái... Trong khi đó, bò sữa được kỳ vọng sẽ tăng số lượng đột biến với mục tiêu tăng từ 180 nghìn con hiện nay lên trên 500 nghìn con, với sản lượng sữa đạt 1,3 triệu tấn trong 5-6 năm nữa. Năng suất sữa được hi vọng là sẽ cán đích 6 tấn/con/chu kỳ trước năm 2020.

 

Ngoài các đối tượng vật nuôi chủ lực trên, đề án cũng chủ trương tiếp tục duy trì và khuyến khích các đối tượng nuôi có tiềm năng như trâu, dê, cừu, thỏ, ong.

 

Để thực hiện cuộc tái thiết ngành chăn nuôi đến năm 2020, Đề án của Cục Chăn nuôi dự toán tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2014-2020 sẽ lên tới khoảng 74,1 nghìn tỉ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước 6,5 nghìn tỉ đồng, chiếm 8,8% (gồm 1,2 nghìn tỉ đồng của TƯ và 5,3 nghìn tỉ đồng của địa phương); vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu từ DN và người chăn nuôi là 66,9 nghìn tỉ đồng, chiếm 90,2%; vốn từ các tổ chức quốc tế khoảng 0,7 nghìn tỉ đồng, chiếm 1%.

 

Với cú hích này, Đề án đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ tạo được sự đột phá mạnh mẽ, tạo ra giá trị gia tăng khoảng 8 nghìn tỉ đồng/tổng đầu tư 74,1 nghìn tỉ đồng, vực dậy sự tăng trưởng cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Một số chỉ tiêu đã được đặt ra như: Số đầu lợn xuất chuồng tăng 3,5%/năm trong giai đoạn 2014-2020 (so với 3,3% giai đoạn 2008-2013); sản lượng thịt tăng bình quân 5-6,5%/năm (so với 3% giai đoạn 2008-2013); đàn vịt tăng bình quân 2,1%/năm (so với 0,8% giai đoạn 2008-2020); chuyển đổi hơn 200 nghìn ha đất nông nghiệp sang trồng cây thức ăn gia súc...

 

Ông Lê Bá Lịch – Chủ tịch Hiệp hội TĂCN VN: Sẽ sai lầm lớn nếu buông đại gia súc

Công bằng mà nói, chăn nuôi những năm qua không phải là hoàn toàn thất bại khi hầu hết các sản phẩm chăn nuôi chủ lực vẫn đang đứng vững. 

Xem qua đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi, tôi thấy chăn nuôi đại gia súc gần như đã bị gạt ra rìa. Sẽ là sai lầm lớn nếu chúng ta buông chăn nuôi đại gia súc. Ngay trong tư duy cán bộ đầu ngành, tôi biết có lồng quan điểm xem đại gia súc của chúng ta là yếu thế và thể nào cũng bị đánh bại bởi thịt bò Úc NK tràn vào khi gia nhập TPP. 

Thực tế thì chưa gia nhập TPP, hiện cũng đã có hàng trăm nghìn con bò Úc được NK về, nhưng nếu vì sợ họ mà “bỏ trận địa”, buông chính sách cho nuôi bò thịt sẽ càng tai hại.

Chưa tính các nước phát triển, tính trung bình nhu cầu thế giới, cơ cấu tiêu dùng thịt bò hiện chiếm tới 25%, trong khi Việt Nam chỉ mới đặt mục tiêu khiêm tốn 10% vào năm 2020. Điều này ai cũng biết nhu cầu thịt bò tất yếu sẽ phải tăng lên khủng khiếp.

Về nhu cầu, hãy yên tâm là người Việt Nam sẽ vẫn sử dụng thịt tươi, chứ thịt đông lạnh NK chẳng thể nào thay thế. Khi mức tiêu thụ thịt của người Việt Nam đạt tới 40 kg/người/năm, chúng ta sẽ phải cần tới 3,6 triệu tấn thịt xẻ, và thịt bò sẽ ngày càng chiếm lĩnh tỉ lệ. 

Lúc ấy nếu ta chỉ cần phải NK ½ lượng thịt bò, giá trị SX mà chúng ta mất đi sẽ vô cùng ghê gớm. Vậy sao lại buông chăn nuôi đại gia súc? Vấn đề về chất lượng, chúng ta hoàn toàn có thể cạnh tranh được với thịt bò NK nếu làm tốt khâu chọn giống. Ai dám nói chúng ta không có lợi thế chăn nuôi đại gia súc? Tại sao không rà soát lại xem Chương trình Zebu hóa đàn bò mà chúng ta triển khai hàng chục năm qua bây giờ đã đi tới đâu, làm được gì hay chưa, lỗi của ai khi để tỉ lệ lai hóa đàn bò ì ạch như bây giờ?
Viết bình luận

Họ và tên

Email

Nội dung