Hỗ trợ trực tuyến
logan hỗ trợ trực tuyến

Hotline 1: 035 949 1699
Hotline 2: 093 809 5222

Tư vấn 24/24

Call: (024) 35 14 64 71

CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN

1./ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHÁT TRIỂN SƠN PHƯƠNG
ĐT: 024.32003618 - 090.499.6086/ 098.433.8968


2./ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG MIỀN BẮC
ĐT: 024.33119353 - 091.236.5462

 

Bản đồ

Theo Bộ NN&PTNT, chăn nuôi gia súc trong tháng 4/2016 chịu ảnh hưởng của khô hạn ở miền Trung và hạn mặn ở miền Nam trong thời gian vừa qua, các đồng cỏ bị khô cháy dẫn đến thiếu hụt nguồn thức ăn cho đàn gia súc, ước tính tổng số trâu cả nước tháng 4 năm 2016 giảm 1,5- 2%, tổng số bò tăng khoảng 0,5-1% so với cùng kỳ năm 2015. Chăn nuôi gia cầm bị ảnh hưởng diễn biến thời tiết nắng nóng phức tạp, nồm ẩm ở miền Bắc là môi trường thuận lợi để các chủng vi rút phát sinh. Vì vậy, người chăn nuôi gia cầm không tái đàn một cách ồ ạt, chỉ phát triển cầm chừng. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tháng 4 tăng khoảng 3- 3,5% so với cùng kỳ năm 2015.

 Trong tháng 4/2016, giá lợn hơi tại các tỉnh phía Nam nhìn chung tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu lợn hơi từ Trung Quốc tăng. Giá gà lông màu bán tại trại tăng là do thời gian qua, giá cả đầu ra của gà thịt khá bấp bênh khiến người chăn nuôi giảm đàn khiến nguồn cung hiện tại tạm thời không nhiều

Chăn nuôi trâu, bò: Theo số liệu của TCTK, ước tính tổng số trâu cả nước tháng 4 năm 2016 giảm 1,5-2%, tổng số bò tăng khoảng 0,5-1% so với cùng kỳ năm 2015. Đàn trâu giảm chủ yếu do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết bị hạn hán, lượng nước bị khan hiếm, các đồng cỏ bị khô cháy dẫn đến thiếu hụt nguồn thức ăn.

Chăn nuôi lợn: Dịch lợn tai xanh không xảy ra, nên quy mô đàn lợn tiếp tục được duy trì ở mức ổn định. Theo ước tính của TCTK, tổng số lợn cả nước tháng 4 năm 2016 tăng khoảng 2-2,5% so với cùng kỳ năm 2015.

Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định và duy trì đà phát triển tăng, ước tính tổng số gia cầm của cả nước tháng 4 tăng khoảng 3- 3,5% so với cùng kỳ năm 2015.

Dịch bệnh: Theo Cục Thú y, tính đến thời điểm 26/04/2016, tình hình dịch bệnh trong cả nước diễn biến như sau:

1. Dịch Cúm gia cầm

Dịch Cúm gia cầm
Trong ngày,không có báo cáo ổdịch mới phát sinh từ địa phương.
Hiện nay, cả nước có01 ổ dịch Cúm gia cầm tại xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An (đã qua 20 ngày).

Dịch Lở mồm long móng gia súc
Trong ngày,khôngcó báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ địa phương.
Hiện nay, cả nước có8 ổ dịch Lở mồm long móng tại 03 huyện của01tỉnh chưa qua 21 ngày, cụ thể:
Tỉnh Lào Cai có 08 ổ dịch xảy ra tại 03 huyện Mường Khương, Sa Pa và Si Ma Cai (đã qua 19 ngày).

Dịch Tai xanh trên lợn
Trong ngày,có báo cáo ổ dịch phát sinh tại tỉnh Quảng Trị.
Hiện nay, cả nước có 01 ổ dịch Tai xanh tại 01 huyện của 01 tỉnh chưa qua 21 ngày.

2. Nhận định tình hình dịch

Cúm gia cầm:

Hiện nay, do diễn biến phức tạp của thời tiết nên nguy cơ dịch phát sinh và lây lan là rất cao; các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm độc lực cao H5N1, H5N6 và một số chủng vi rút cúm có thể lây sang người như vi rút H7N9;tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.

Dịch LMLM: 

Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm,Lở mồm long móng,Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016 (văn bản số 262/TY-DT ngày 22/02/2016) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI

Từ cuối tháng 3/2016 trở lại đây, giá lợn hơi tại các tỉnh phía Nam nhìn chung tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu lợn hơi từ Trung Quốc tăng. Lợn hơi tại thị trường Trung Quốc hiện có giá 57.000 – 60.000 đ/kg trong khi đó, giá thịt lợn hơi của Việt Nam chuyển qua biên giới phía bắc để xuất sang Trung Quốc vẫn thấp hơn mức giá trên nên các thương lái Trung Quốc đang tích cực thu mua với khối lượng lớn. Hiện giá thu mua lợn hơi tại Đông Nam Bộ và ĐBSCL hiện lần lượt có mức giá là 51.000 đ/kg và 50.000 đ/kg, tăng 8.000 đ/kg và 7.000 đ/kg so với hồi đầu tháng 3/2016. Đây là mức giá cao nhất từ đầu năm đến nay.

Cùng chung xu hướng với lợn hơi, giá gà ta và gà công nghiệp lông màu cũng đang tăng khá mạnh. Tại Đồng Nai, hiện giá gà mái bán tại vườn có mức giá là 63.000 – 65.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đ/kg so với hồi đầu tháng. Trong tháng, với sự kiện nghỉ lễ Giỗ tổ khiến nhu cầu tiêu thụ gà ta tăng mạnh, và kéo theo giá mặt hàng này biến động tăng. Đồng thời, gà lông màu bán tại trại hiện đang có mức giá là khoảng 44.000 – 45.000 đ/kg, tăng khoảng 15.000 – 16.000 đ/kg so với thời điểm giữa tháng 3/2016.

TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU

Thức ăn gia súc và nguyên liệu: 

Giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu ước tính trong tháng 4/2016 ước đạt 322 triệu USD, nâng tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 4 tháng đầu năm 2016 đạt 998 triệu USD, giảm 14,1% so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 3 tháng đầu năm 2016 là Achentina (chiếm 44,1% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (11,6%); và Trung Quốc (6,1%). Thị trường có giá trị tăng đột biến so với cùng kỳ là Áo (gấp hơn 7 lần).

Ngô:

Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 4/2016 đạt 443 nghìn tấn với giá trị đạt 86 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu ngô 4 tháng đầu năm 2016 đạt 2,54 triệu tấn với giá trị đạt 502 triệu USD, tăng 13,8% về khối lượng nhưng giảm 2,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 3 tháng đầu năm 2016, Braxin và Achentina là hai thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt là 79,4% và 18% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là Achentina tăng 73,7% về khối lượng và tăng 37,6% về giá trị. Thị trường có sự sụt giảm mạnh trong tháng này là Ấn Độ, giảm tới 99,5% về khối lượng và 93,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Đậu tương:

Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 4/2016 đạt 167 nghìn tấn với giá trị 64 triệu USD, đưa tổng khối lượng đậu tăng nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2016 đạt 489 nghìn tấn với giá trị đạt 193 triệu USA, giảm 11,3% về khối lượng và giảm 27,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Lúa mì:

Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 4/2016 đạt 345 nghìn tấn với giá trị đạt 71 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu lúa mì 4 tháng đầu năm 2016 đạt 1,2 triệu tấn với giá trị đạt 265 triệu USD, tăng 57% về khối lượng và tăng 25,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 3 tháng đầu năm 2016 là Úc, chiếm tới 63,7% thị phần mặt hàng này và tăng khoảng 86,1% về khối lượng và tăng 45,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015; tiếp đến là Brazil chiếm 22,6% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này so với cùng kỳ năm 2015 giá trị nhập khẩu của thị trường này giảm 8,2% về khối lượng và 26% về giá trị. Thị trường có giá trị nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm tăng tiếp theo là Hoa kỳ (tăng 51,5% về khối lượng và 30% về giá trị). Thị trường có sự sụt giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2015 là thị trường Canada (giảm tới 67,5% về khối lượng và giảm 70% về giá trị).

Sắn và các sản phẩm từ sắn XK: 

Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 4 năm 2016 ước đạt 516 nghìn tấn, với giá trị đạt 128 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các phẩm từ sắn 4 tháng đầu năm đạt 1,76 triệu tấn với 447 triệu USD, giảm 7,9% về khối lượng và giảm 22,9% về giá trị so cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính trong 3 tháng đầu năm 2016 chiếm tới 87,39% thị phần, giảm 15,86% về khối lượng và giảm 29,31% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 3 tháng đầu năm 2016, các thị trường nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn tăng mạnh là Nhật Bản (gấp 3,22 lần về khối lượng và tăng 46,35% về giá trị), Philippine (tăng 34,3% về khối lượng và tăng 14,48% về giá trị) và Malaysia (tăng 34,3% về khối lượng và tăng 14,48$ về giá trị).

Nguồn tin: channuoivietnam.com

Viết bình luận

Họ và tên

Email

Nội dung